1. Định nghĩa
Kỹ năng tự đánh giá là khả năng đánh giá khách quan về hình thức và những năng lực của bản thân, phẩm chất nhân cách của cá nhân bằng cách tiến hành đúng đắn và tương đối thành thạo các thao tác của quả trình tự đánh giá. Kỹ năng tự đánh giá bao gồm hai mặt:
- Thứ nhất, là mặt tri thức: để cá nhân có thể đánh giá bản thân, cần phải có sự hiểu biết về tự đánh giá bao gồm những bước như thế nào, quy trình thực hiện ra sao,... Hiểu biết càng sâu sắc, rõ ràng hoạt động tự đánh giá càng diễn ra nhanh chóng chính xác.
- Thứ hai, là một thao tác thực hiện: cá nhân phải biết thực hiện một cách đầy đủ chính xác và thành thạo các bước tự đánh giá. Sự thành thạo về mặt thao tác tự đánh giá phản ánh mức độ thành thạo của kỹ năng tự đánh giá ở cá nhân.
2. Quy trình tự đánh giá
Xác định quy trình của tự đánh giá là một việc làm khá phức tạp và mang tính tương đối.
Thứ nhất, tiếp nhận thông tin về bản thân
Đó là quá trình con người lắng nghe, thu thập những thông tin liên quan đến bản thân. Việc tiếp nhận thông tin được thực hiện qua hai con đường.
Con đường tự quan sát, tự phân tích để rút ra những thông tin và bản thân
Cá nhân có thể tự quan sát để có thông tin về hình thức của mình như: chiều cao, vóc dáng, khuôn một, hình thể, giọng nói và những yếu tố khác.
Bên cạnh đó, cá nhân cũng có thể tự phân tích những hiện tượng tâm lí bên trong cơ thể như : ý thức kỉ luật tinh thần làm việc, khá năng học tập, khả năng giao tiếp, năng lực thích ứng để đem lại những thông tin về chính mình.
Thông qua con đường này, cá nhân sẽ có được thông tin về bản thân rất đầy đủ, trọn vẹn nhưng lại mang tính chủ quan cảm tính. Do vậy, cần phải có những thông tin từ bên ngoài để cá nhân so sánh, đối chiếu với thông tin do mình tự phân tích, quan sát.
Con đường tiếp nhận thông tin từ bên ngoài
Những thông tin bên ngoài là những thông tin do người khác nhận xét, đánh giá về bản thân mình, có thể là gia đình, thầy cô, bạn bè hay những người có mối quan hệ với mình hoặc một tổ chức nào đó.
Thông tin bên ngoài thường mang tính khách quan nhưng không phải lúc nào cũng chính xác và phù hợp Điều này tùy thuộc vào quan điểm, thế giới quan của người đánh giá và mức độ thân thiết giữa người đánh giá với người được đánh giá. Người đánh giá càng gần gũi, thân thiết với người được đánh giá bao nhiêu thì thông tin đánh giá càng chính xác, khách quan và trọn vẹn bấy nhiêu.
Thứ hai, xử lý thông tin
Sau khi tiếp nhận thông tin về bản thân qua con đường tự quan sát và từ bên ngoài, cá nhân sẽ tiến hành xử lý phân tích những thông tin tiếp nhận. Quá trình xử lý thông tin chính là giai đoạn mã hoá thông điệp trong mô hình giao tiếp. Hoạt động này diễn phan ra trong não bộ và kết quả là cá nhân hiểu được ý nghĩa của những lời nhận xét, đánh giá của người khác đối với mình.
Trong quá trình xử lý thông tin, cá nhân phải vận dụng đến những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân. Hiểu biết càng cao, kinh nghiệm càng nhiều thì cá nhân xử lí thông tin càng nhanh và chính xác. Kết quả của bước xử lý thông tin rất quan trọng và phụ thuộc vào tỉnh chủ thể của mỗi cá nhân.
Thứ ba, xác định giá trị bản thân
Đây chính là quá trình cá nhân chỉ ra, gọi tên và khẳng định giá trị của bản thân – những khả năng, năng lực, phẩm chất nhân cách của cá nhân. Trên cơ sở những nhận xét đánh giá của người khác về mình, cá nhân xác định xem những thông tin đó có khách quan không, khách quan ở mức độ nào, bản thân mình có dùng như nhận xét của người khác không. Nói cách khác đây chính là quá trình mà cá nhân và nên bức "chân dung tự hoạ" của chính mình một cách tương đối khách quanh.
Thứ tư, so sánh những khả năng, năng lực, phẩm chất nhân cách và mặt bên ngoài của bản thân với hệ thống thang giá trị đã được xác định
Trải qua ba bước đầu tiên của quá trình tự đánh giá, con người đã xác định được giá trị - những khả năng, năng lực, phẩm chất nhân cách và mặt bên ngoài của chính mình ở mức độ nào. Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành so sánh với hệ thống giá trị của riêng mình để đưa ra những phát biển về bản thân dưới dạng tự đánh giá.
Mỗi người có một hệ thống chuẩn các giá trị trong cuộc sống khác nhau. Xét trong phạm trù tự đánh giá, hệ thống chuẩn giá trị chính là nền tảng, là yếu tố quyết định sự khác nhau trong tự đánh giá giữa cá nhân này với cá nhân khác. Điều này lí giải tại sao khi có cùng một hoàn cảnh. cùng điều kiện, cùng trình độ, nhưng người này lại khác với người khác khi tự đánh giá về bản thân mình. Cũng chính vì vậy, sự tự đánh giá được xem như một khả năng, một kỹ năng. Không phải ai cũng có thể thực hiện kĩ năng này một cách hiệu quả và việc rèn luyện nó trở thành yêu cầu rất cơ bản và cần thiết.
Chúng tôi xem quy trình tự đánh giá gồm các bốn bước cơ bản sau: Tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, xác định giá trị và so sánh với thang giá trị của bản thân.
Các bước này không tách rời và độc lập với nhau mà nó đan xen lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tự đánh giá bản thân. Thực hiện quy trình này có chính xác, hợp lý, nhuần nhuyễn hay không có nghĩa là kỹ năng đánh giá của mỗi cá nhân sẽ đạt ở mức độ tương ứng.
Tác giả: GS.TS. Huỳnh Văn Sơn