4. 6 Nguyên tắc cơ bản khi động viên
Nguyên tắc về sự thấu hiểu
Biết thấu hiểu là yếu tố đầu tiên của kỹ năng động viên. Khi đối tượng gặp chuyện buồn, bằng sự thấu cảm, cả nhân hiểu tượng đang gặp một khó khăn gì đó để có sự động viên kịp thời thời điểm. Sự động viên có tác dụng to lớn hơn khi sự động viên đúng vào điều mà đối tượng đang mong mỏi, chạm đúng vào đoạn khó khăn mà đối tượng dung đối diện. Sự thấu hiểu là vững vàng để sự động viên gây hiệu ứng đặc biệt.
Nguyên tắc lắng nghe và đồng cảm
Trong kỹ năng động viên, không phải lúc nào huyên thuyên khuyên nhủ, khen ngợi cũng là điều tốt, đôi khi lại nảy sinh tác dụng ngược. Lắng nghe trước khi đưa ra những lời động viên. Dù rằng có thể chưa hiểu hết bản chất của sự việc, thì sự lắng nghe chăm chú của bạn lúc này như chia sẻ bớt một phần gánh nặng cho người ấy. Khi đã thấu hiểu, mới bắt đầu khuyên và động viên một cách phù hợp chân tình không tách rời yếu tố đồng cảm, động viên “không lời” chính kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, không nói mà là khen" bởi sự lắng nghe chăm chủ thể hiện sự tôn trong, đánh giá cao người khác.
Hơn thể nữa, có lắng nghe thật sự là mới có thể khám phá ra niềm kiêu hãnh bí mật của mỗi người và thừa nhận sự đặc biệt riêng có của họ. Cách động viên chân tình bằng sự lắng nghe này còn giúp những cá nhân rụt rè hoặc ít nói vẫn được tôn trọng và yêu mến hơn dù không biết tấn bằng lời. Sự tương tác của những lời khen tinh tế và chân tình giúp mỗi cá nhân tự tin và gần gũi với nhau hơn rất nhiều.
Nguyên tắc tránh động viên bằng những lời sáo rỗng
Giả sử đối tượng đang gặp áp lực trong chuyện học hành, thì đừng khuyên kiểu như "Thất bại là mẹ thành công". "Có công mài sắt có ngày nên kim", hoặc thực hiện hành động lên lớp, hay trách cứ đối tượng “Tại sao bạn không nghĩ đến bản thân mình mà tự làm khổ mình vậy ?". Bạn có nghĩ đến những người quan tâm đến mình không ?" Áp đặt suy nghĩ như thế, cá nhân đã dần đánh mất hình tượng và khiến người ta cảm thấy thất vọng khi đã chia sẻ nỗi buồn.
Sự thấu hiểu thật sự cần thiết, và có thấu hiểu thì mới biết khoan dung. Vậy nên, một nguyên tắc quan trọng của kỹ năng động viên là hãy nói bằng những lời từ chính đáy lòng, lấy những trải nghiệm có thực của chính bản thân hay những trường hợp thực tiễn ra làm ví dụ, và vẽ nên một bức tranh lạc quan, sau đó cho người ấy tham gia vào bức tranh ấy, Bên cạnh đó, hãy im lặng đúng lúc, tạo cho đối tượng cảm giác bình yên sẽ có ích hơn rất nhiều so với việc cử đưa hàng chục lời khuyên nhưng đều không thực tế.
Sự động viên phải đúng lúc
Khi đối tượng lập được một thành tích, dù cho đó là một kỳ tích hay thành tựu nho nhỏ, ngay lập tức người động viên hãy tự động khen đúng thời điểm họ vừa hoàn thành - không phải là sau 10 phút, 20 phút mà phải là ngay lúc đó. Những thời điểm khó khăn, nếu đối tượng nhận được lại động viên đúng lúc thì cho dù họ không thực sự thể hiện tốt, người nhận sự động viên cũng sẽ đánh giá cao sự tế nhị lúc đó và sẽ tha thứ cho lời nói dối của người động viên. Bởi sự "tinh tế" do muốn tôn trọng người khác của bạn bao giờ cũng được ưu tiên hơn so với việc nói ra sự thật.
Nếu động viên không đúng lúc và không cần thiết sẽ dễ dàng tạo ra sự hiểu lầm, đối với đối tượng lớn hơn thì dễ dàng rơi vào tình huống bợ đỡ, đối với đối tượng nhỏ hơn sẽ khiến họ nhìn nhận sai khả năng của mình. Hoặc với những đối tượng họ hoàn toàn có khả năng thực hiện hành động và mục tiêu đặt ra thì trong một số tình huống có thể gây cho họ cảm giác bị hạ thấp năng lực hoặc không tin tưởng vào khả năng của họ. Như thế, sự động viên lại đem đến những hậu quả khó có thể lường trước hay không thể kiểm soát được.
Theo dõi sự chuyển biến của đối tượng
Kỹ năng động viên không đơn thuần chỉ là khích lệ ở một thời điểm nhất định mà sự khích lệ ấy luôn được bồi đắp thêm vào những giai đoạn thích hợp. Đối tượng sẽ cảm nhận sâu sắc hơn nguồn lực khi nhận thấy được sự quan tâm từ người khác, sự theo dõi cho đối tượng cảm giác sự động viên ấy không phải là sự sáo rỗng hay hình thức mà đó là sự chân thành thực sự.
Theo dõi sự chuyển biến của đối tượng bao gồm việc theo dõi cảm xúc và theo dõi cả hành vi của đối tượng để có những lời động viên phù hợp nhất. Ở nguyên tắc này, khả năng thu thập thông tin từ sự quan sát và các mối quan hệ khác có một ý nghĩa quan trọng. Đôi lúc sự đánh giá của bản thân sẽ không chính xác bằng những sự đánh giá tĩ những mối quan hệ xung quanh. Sẽ có thể xảy ra trường hợp đối tượng cần động viên bày tỏ vượt quá mức vấn đề mà họ gặp phải hoặc lợi dụng người động viên nhằm đạt những mục đích tiêu cực khác.
Cái tôi trong kĩ năng động viên
Trước khi động viên, phải xác định ai là đối tượng mà cá nhân muốn hướng tới. Mỗi người trong chúng ta đều có một sự tự nhận thức về bản thân thể hiện dưới bốn dạng hình ảnh cái tôi cá nhân. Người động viên phải xác định rõ cái tôi cá nhân nào sẽ được sử dụng đối với đối tác mà mình sẽ động viên:
- Cái tôi công chúng (public self) là cái tôi mọi người giới thiệu ra thế bên ngoài. Đó chính là những gì mọi người thể hiện bản thân với người xung quanh.
- Cái tôi cá nhân (private self) là cái tôi mà mọi người che giấu nó với thế giới. Đó chính là những gì mọi người luôn giữ kín và che giấu chúng càng sâu càng tốt.
- Cái tôi lý tưởng (ideal self) xác định mọi người mong muốn trở thành như thế nào. Cái tôi lý tưởng chính là những gì mọi người mong muốn đạt tới trong một cái nhìn rất cao, rất xa.
- Cái tôi thực tế (actual self) xác định mọi người thực sự là ai.
Tác giả: GS.TS. Huỳnh Văn Sơn