Self-harm một hội chứng tâm lý hiện đại đang ngày trở nên phổ biến. Lượn một vòng trên các trang mạng xã hội, hội nhóm chia sẻ, không khó để bắt gặp những câu chuyện về Self-harm, những người trẻ trong chiếc hoodie kín mít che dấu cánh tay đầy vết rạch. Vậy, dưới góc nhìn tâm lý học, Hành vi tự hủy hoại này được hiểu như thế nào? Những người mắc Self-harm, họ có thực sự là “bọn dở hơi”, “những kẻ thích tìm kiếm sự chú ý”?
“Khi mình nhận ra là thay vì đau đớn, những vết thương mà mình tự gây ra lại làm mình thấy thoải mái kỳ lạ. Dường như nỗi đau tinh thần của mình tan biến qua những vết rạch, vết thương đó.”- Câu chuyện của một bạn trẻ mắc hội chứng Self-harm chia sẻ.
SELF-HARM LÀ GÌ?
“Hành vi tự hủy hoại” được định nghĩa hành vi tự hại có mục đích mà không có ý định tự sát” - Gail Fernandez. Hành vi được cho là tự hủy hoại bản thân khi nó tạo ra các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và cản trở bạn tiến đến những mục tiêu dài hạn
Các hành vi tự hủy hoại bản thân phổ biến nhất bao gồm những hành động tự gây thương tích như:
• Cắt hoặc làm trầy xước da nghiêm trọng • Tự thiêu cháy chính mình • Đánh mình hoặc đập đầu gây tổn thương • Đấm mọi thứ hoặc ném cơ thể của bạn vào tường và các vật cứng • Cố ý ngăn vết thương mau lành • Nuốt chất độc hoặc đồ vật không phù hợp
Dù ít rõ ràng hơn, tự hủy hoại cũng có thể gồm những hành động làm đau bản thân hoặc đưa bạn vào những tình huống nguy hiểm như:
• Lái xe bất cẩn • Uống rượu bia quá độ • Sử dụng rất nhiều ma túy • Quan hệ tình dục không an toàn
Biểu hiện của Self-harm?
Khi chưa hiểu về căn bệnh này thì chúng ta thể không phát hiện ra chính bản thân hay những người thân yêu, thậm chí người bạn kề cận mình hàng ngày, đang gặp nguy hiểm. Dưới đây là một vài biểu hiện phổ biến thường thấy của hội chứng tự hủy hoại bản thân:
Trì hoãn mọi thứ - Những ước mơ không thể thành hiện thực
Người mắc Self-harm biết rằng họ nên làm thứ gì đó nhưng lại liên tục trì hoãn. Họ ước mơ, mong muốn làm chuyện này chuyện kia nhưng thường chẳng làm gì để hiện thực nó. Họ cũng thường bắt đầu các dự án nhưng chưa bao giờ hoàn thành. Những người này thường cảm thấy mất động lực hoặc không thể tiếp tục, ngay cả khi có rất nhiều cơ hội tuyệt vời xuất hiện.
Cảm giác lo lắng thường trực
Họ thường lo lắng về thứ gì đó không thực sự quan trọng, Sợ rằng nếu bạn thất bại thì sẽ không được người khác tôn trọng hoặc nếu thành công thì bạn bè sẽ không còn “thích” mình nữa.
Nghi ngờ chính bản thân và khả năng của mình mặc dù bạn “biết” bản thân là người có năng lực. Họ cảm thấy căng thẳng, lo lắng và thất vọng mà không hiểu lý do khi cố gắng làm được thứ gì đó quan trọng với bạn.
Giận dữ
Người mắc tự hoại có xu hướng sử dụng lời nói hay hành động mang tính chất công kích hơn là sự quyết đoán và không cho thấy các dấu hiệu muốn thay đổi. dẫn đến việc phá hủy các mối quan hệ với những người khác (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) bằng sự giận dữ, oán hờn hoặc ghen tỵ.
Cảm thấy vô dụng
Họ thường phóng đại, cường điệu hóa các thành tích của người khác nhưng lại hạ thấp giá trị của những gì mình đạt được. những người này dễ bị ám ảnh bởi những chỉ trích không công bằng hoặc sai lầm và dần để cho người khác hạ thấp, vùi dập bản thân.
Tự làm tổn hại đến sức khỏe
Đây là biểu hiện được xem là đặc trưng của những người mắc Self-harm. Họ có thể ăn một cách mất kiểm soát, sử dụng ma túy, rượu và các chất kích thích hay tự gây thương tích (cắt tay, nhổ tóc, tự đánh đập bản thân,…) để thoát khỏi vấn đề đang gặp phải.
Điểm chung của tất cả các hành vi tự hoại bản thân là chúng có vẻ hữu ích vào thời điểm đó nhưng thực ra lại có hại cho người mắc phải, đặc biệt là khi lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến những hành vi tự hủy hoại bản thân?
“Mình chỉ muốn có cảm giác rằng mình đang sống, ít nhất thì đau còn tốt hơn là không cảm thấy gì.” “Lúc thấy đau, tôi sẽ không suy nghĩ linh tinh được nữa, nó như một cách để phân tán sự chú ý của tôi khỏi nỗi đau tinh thần vậy.”
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp lực và căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho một người có thể bị mắc phải Self-harm. Khi phải chịu những nỗi đau về mặt tinh thần, những người này sẽ có xu hướng thay thế những nỗi đau đó bằng những nỗi đau về mặt thể chất. Họ xem những cơn đau là cách để thể hiện họ ghét cơ thể họ như thế nào hoặc để trút giận.
Việc ngăn chặn dòng chảy cảm xúc và giảm bớt nỗi đau về cảm xúc sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu trong thời điểm đó, nhưng để lại hậu quả tiêu cực về sau này.
Cần làm gì nếu bản thân hay người bạn quen biết có biểu hiện mắc phải Self-Harm?
Ngược đãi bản thân thật sự là một căn bệnh rất nguy hiểm vì chính bản thân người bệnh cũng không biết mình đang mắc bệnh. Họ thường không để cho ai biết tình trạng của mình vì thế nếu bạn đang cảm thấy bản thân có dấu hiệu mắc phải hãy áp dụng những cách sau đây để cải thiện tình trạng của bản thân:
Tham gia hoạt động mới mẻ
Bạn nên tìm kiếm hoạt động thay thế cho hành vi tự làm hại nhưng không gây hại cho bản thân bạn. Ví dụ, bạn có thể: viết lách, vẽ tranh, tô màu, chơi thể thao, cắm trại, đi bộ đường dài, đi dạo, thu thập đồ vật, giúp đỡ người khác và làm vườn.
Cố gắng đối mặt với cảm xúc
Chịu đựng đau khổ là học cách đối phó với cảm xúc thay vì cố gắng không cho phép bản thân cảm nhận chúng để đối mặt với cảm xúc là một phần tự nhiên trong cuộc sống.
Cảm xúc của chúng ta sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn thông tin giá trị về cách để đối phó với tình huống hiện tại. Bạn nên suy nghĩ về lý do vì sao bạn lại đang cảm thấy như thế này và cảm giác của bạn đang muốn nói với bạn điều gì.
Chăm sóc sức khỏe thể chất cho bản thân
Ngủ đủ giấc. Hầu hết mọi người đều cần phải ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm để có thể hoạt động một cách tối ưu. Ăn uống lành mạnh. Tránh ăn nhẹ, ăn đồ ngọt, hoặc ăn vặt quá mức. Tập thể dục để đối phó với cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như căng thẳng và trầm cảm.
Xây dựng mối quan hệ lành mạnh
Tập trung vào việc xây dựng quá trình tương tác chất lượng với người thân yêu. Dành thời gian với họ bằng cách: cùng nhau ăn uống, tập thể dục, trò chuyện, đi dạo, chơi game, hoặc thực hiện hoạt động mới mẻ nào đó.
Nếu bạn gặp phải những người không ủng hộ hoặc bạo hành bạn trong cuộc sống, bạn nên cân nhắc tách bản thân khỏi họ hoặc tránh xa họ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách xây dựng ranh giới và giải thích với họ rằng bạn sẽ không chấp nhận một vài hành vi cụ thể nào đó chẳng hạn như la mắng.
Đừng ngần ngại Tìm kiếm sự trợ giúp từ các Chuyên gia tâm lý
Có một số liệu pháp tâm lý để đối phó với Self-harm như:
Liệu pháp hành vi biện chứng (Dialectical Behavior Therapy - DBT)
...là phương pháp điều trị hữu hiệu dành cho người bị rối loạn cảm xúc hoặc rối loạn tức giận, tự gây hại bản thân, suy nghĩ về việc tự sát, sử dụng chất kích thích (rượu bia hoặc các loại thuốc khác), và gặp khó khăn trong mối quan hệ tình cảm/mối quan hệ giữa người với người. DBT tập trung vào việc cải thiện khả năng chánh niệm, hiệu quả giữa các cá nhân, điều chỉnh trong cảm xúc, và chịu đựng đau khổ.
Liệu pháp giải quyết vấn đề (Problem Solving Therapy - PST)
...giúp bạn giải quyết vấn đề một cách tốt hơn (thay vì sử dụng hành vi tự hủy hoại bản thân) và học hỏi kỹ năng đối phó hiệu quả.
Tuy nhiên bạn không thể tự thực hiện các liệu pháp trên mà cần sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý.
Hi vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và một cái nhìn rõ ràng hơn về hội chứng Self-Harm. Nếu nhận ra mình có những biểu hiện trên, đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp. Hãy liên hệ ngay với Ý Tưởng Việt và để những chuyên gia tâm lý hàng đầu hỗ trợ bạn.
Tài liệu tham khảo
1. Dodging Emotions: The Help That Harms, Psychology Today
2. Melanie Greenberg, The Top 3 Reasons Why You Self-Sabotage and How to Stop, 2018
3. Tìm Hiểu Hành Vi Tự Hủy Hoại Bản Thân, Ubrand
4. Roy F. Baumeister & Steven J. Scher, Self-Defeating Behavior Patterns Among Normal Individuals: Review and Analysis of Common Self-Destructive Tendencies, 1988
5. Understanding Self-Destructive Behavior https:// www.healthline.com/health/mental-health/self-destructive-behavior#bottom-line
6. Sadeh N, Impulsive responding in threat and reward contexts as a function of PTSD symptoms and trait disinhibition, 2018
7. Huỳnh Văn Sơn, Nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân – hướng nghiên cứu cần được quan tâm ở học đường, 2018
8. A. Beck, M. Kovács, A. Weissman, Assessment of suicidal intention: the Scale for Suicide Ideation, 1979
9. Randy A. Sansone & Lori A. Sansone, Measuring Self-Harm Behavior with the Self-Harm Inventory, 2010