Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách thư giãn hiệu quả:
1. Viết nhật ký là cách giúp bạn trút bỏ u phiền và từ đó cảm thấy thư giãn, giảm stress hơn
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), viết nhật ký cũng có thể làm giảm căng thẳng. Khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ, cần thư giãn thì việc ghi lại cảm xúc của bạn có thể giúp bạn kiểm soát được mọi thứ và phân tích tình hình tốt hơn. Thậm chí, nó có thể cung cấp cho bạn một hướng mới, sắc sảo hơn để giải quyết các vấn đề. Việc đọc lại nhật ký giúp bạn nhận ra những điều bản thân cần phải thay đổi và chiêm nghiệm lại những gì đã học được trong cuộc sống.
2. Hãy liệt kê ra những lo lắng
Mỗi ngày nên dành ra một khoảng thời gian để liệt kê ra những vấn đề khiến bạn lo lắng, nêu ra những vấn đề giải quyết được và không giải quyết được. Tuy nó không thể giúp con người ngừng lo lắng hoàn toàn và giàm stress hiệu quả nhưng có thể giúp họ trì hoãn và hạn chế các lo lắng. Điều này cho phép con người kiểm soát tốt hơn thói quen bực bội, cáu kỉnh của họ và tập trung vào những công việc lý tưởng, tích cực hơn.
3. Cười nhiều và thường xuyên là cách thư giảm hiệu quả
“Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”, Tiếng cười không chỉ giúp chúng ta đối phó với sự căng thẳng hay nỗi đau tinh thần mà nó còn giúp hạn chế các cơn đau thể xác. Điều đó đã được chứng minh qua một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Loma Linda, Mỹ, phát hiện ra rằng những người tham gia xem một đoạn video hài hước sẽ giảm "hoóc môn stress" cortisol và giảm epinephrine. Những người này cũng có sự gia tăng đáng kể endorphins, tăng cường các cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch và giảm trầm cảm.
4. Đừng phàn nàn nhiều
Phàn nàn về những gì bạn căng thẳng có thể có vẻ giống như một ý tưởng tốt, nhưng một nghiên cứu trước đây cho thấy, việc giải tỏa về các vấn đề của bạn cho bạn bè không phải luôn tốt. Thay vào đó, hãy thử chấp nhận, hài hước và tìm kiếm một cái gì đó tốt đẹp trong một tình huống khác căng thẳng.
5. Ngủ đủ giấc trong ngày
Mất ngủ và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Việc căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ. Và việc thiếu ngủ có thể làm bạn mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau.
6. Tăng cường vận động
Tập thể dục có thể giảm stress và thư giãn vì làm giảm mức cortisol. Cortisol là một hoóc môn được sản sinh khi bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần. Điều đó có vẻ là nhiều nhưng tính ra, chỉ cần đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần một ngày trong 5 ngày mỗi tuần là đã có 150 phút hoạt động với cường độ vừa phải, hiệu quả. Nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần.
7. Tập thiền
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích tích cực của thiền định, giúp giảm căng thẳng, giảm huyết áp, giảm bớt cảm giác đau đớn, giảm stress và thậm chí ngăn ngừa tái phát ở những bệnh nhân bị trầm cảm và giúp thư giãn đầu óc. Có nhiều phương pháp thiền khác nhau. Thiền không dừng lại ở việc bạn phải ngồi bắt chéo chân và đọc thần chú để giảm stress. Một số phong cách thiền định tập trung vào việc làm thanh lọc tâm hồn, khuyến khích việc tăng cường những hình ảnh và suy nghĩ tích cực, đối xử tốt với bản thân và mọi người xung quanh. Những người có vận động hạn chế cũng có thể thiền trong khi ngồi trên ghế hoặc thậm chí khi nằm.
Nguồn: Sưu tầm